Định nghĩa phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp giáo dục Montessori được đặt tên theo tên của nhà giáo dục học Maria Montessori người Ý. Đây là phương pháp có thể lấy khả năng tự học của trẻ làm nền tảng cơ sở.

Phương pháp chú trọng khả năng chính vào việc khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ, không áp đặt trẻ, chỉ dùng cách quan sát đưa ra những gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ em.

Nếu như người lớn còn áp đặt trẻ và còn định hướng nhiều quá sẽ khiến cho trẻ có thể bị mất đi khả năng tư duy vốn có của nó.

Do đó cần phải tạo môi trường, không gian cho trẻ có sự tự trải nghiệm và khám phá để tự bản thân chúng có thể làm được nhiều điều hơn, cũng như phát huy khả năng tự học của chính bản thân trẻ.

Phương châm đào tạo của Monterssori là gì?

  • Lấy trẻ làm trung tâm.

  • Tôn trọng những đặc tính, đặc điểm riêng biệt của từng trẻ và tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất theo khả năng riêng của chính mình.

  • Khuyến khích trẻ luôn luôn chủ động với môi trường xung quanh.

Những lợi ích mà phương pháp giáo dục Montessori sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ:

  • Trẻ sẽ được tạo điều kiện để tự học hành và khám phá theo tốc độ của riêng chúng.

  • Phương pháp dạy học monterssori thật sự khoa học.

  • Trẻ có thể tự do khám phá bản thân.

  • Cho trẻ lựa chọn hoạt động theo nhu cầu của bản thân.

  • Các dụng cụ hay công cụ đều được đặt đúng vị trí quy định để tạo ra cảm giác về trình tự cho bé.

  • Hướng dẫn trẻ cách trải nghiệm thực tế.

  • Chương trình học theo phương pháp monterssori rất linh hoạt.

  • Tập trung phát triển những tích cách của trẻ tổng thể nhất.

  • Giúp trẻ tự học thông qua những loại đồ chơi và hoạt động tự sửa lỗi.

  • Trẻ có thể tự học theo nhu cầu và năng lực bản thân và nên khuyến khích trẻ thể hiện bản thân mình, thúc đẩy sự phát triển năng lực tư duy một cách nhanh chóng.

  • Trẻ được dạy, được khám phá teho cách hiểu chính bản thân mình, được khuyến khích trẻ hay thể hiện được sự tò mò và tự do khám phá trong chính bọn trẻ.